KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA TRÊN CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM

Cây mít

KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA TRÊN CÂY MÍT THÁI SIÊU SỚM

kỹ thuật xử lý ra hoa cây mít thái

Mít thái siêu sớm là cây dễ trồng cho thu hoạch nhanh, nhưng giá không ổn định. Chính vì vậy, nhà vườn thường xử lý mít ra hoa nghịch vụ để bán đi có giá cao hơn. Nhưng nếu nhà vườn xử lý ra hoa không đúng kỹ thuật thì có thể cây không ra hoa, vô tình làm suy cây.

Đối với những nhà vườn mới trồng lần đầu thì khá lúng túng khi cây bước vào giai đoạn xử lý ra hoa để trái. Hi vọng với những chia sẽ kỹ thuật thực tế giúp được nhà vườn 1 phần nào trong giai đoạn sinh sản của cây Mít thái siêu sớm.

1. Xử lý gốc rải lân

  • Dọn cỏ xung quanh gốc cho thông thoáng sau đó tiến hành giải lân và kali (1 bao lân long thành + 10 kg kali ). Tưới nước bình thường để phân tan.
  • Tùy vào điều kiện chăm sóc mà mít trồng từ 12 – 18 tháng thì có thể làm bông.
  • Tùy theo cây lớn nhỏ mà ta rãi lượng phân cũng khác nhau. Trung bình mỗi cây rãi từ 0.5 kg (tùy theo cây lớn nhỏ mà liều lượng bón cũng tăng giảm khác nhau)
  • Khi bón phân nhà vườn chú ý rãi đều bón phân cách khu vực tán ra khoảng 20 – 30 cm.

2. Tỉa cành 

  • Việc tỉa cành đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp cây mít ra hoa nhiều hơn và đồng loạt hơn. Tỉa cành cách gốc 0.5 – 0.8 m, cành tâm (nhỏ), cành vô hiệu (cành đực).
  • Sau khi rãi lân được 10 – 15 ngày, mình mới bắt đầu tỉa cành. Vì nếu tỉa cành quá sớm thì cây sẽ xuất hiện những chồi vượt, mà không tập trung ra hoa. Còn nếu tỉa trễ quá thì xử lý hoa ra sẽ không đạt.
  • Chú ý: Sau khi tỉa cành xong ta phải phun thuốc để ngừa nấm bệnh ngay vì sau khi tỉa cành sẻ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
Sau khi tỉa cành cây mít thái siêu sớm

3. Xiết nước

  • Sau đó tiến hành tưới nước giúp phân tan đều, nhanh để cây dễ hấp thụ , tưới đủ ẩm để phân tan. Rồi nhà vườn tiến hành cắt nước.
  • Nhà vườn phải rút nước mương xuống khoảng 0.7 – 1 m cách mặt liếp, để chuyển quá trình sinh trưởng sang quá trình sinh sản của cây mít.

4. Phun tạo mầm lần 1

  • Lân 86 + combi nhà vườn phun phủ hết toàn cây
  • Lần phun này có tác dụng chặn đọt, làm cho mít ngừng đi đọt, ức chế quá trình sinh trưởng của cây. Chuyển từ đi đọt sang đi bông.

5. Phun tạo mầm lần 2

  • Sau 7 ngày kể từ phun tạo mầm lần 1 thì bắt đầu phun tạo mầm lần 2.
  • Phun lân 86 + các dòng phân bón lá có hàm lượng Kali cao như 7.5.44. Chỉ phun ở thân và cành chính (cành to)
  • Sau khoảng 7 ngày thì cây mít thái siêu sớm bắt đầu ra nụ (cùi ) đồng loạt có thể đạt tới 80 – 90 phần trăm. Nếu còn cây chưa ra nụ(cùi) thì ta tiến hành phun tạo mầm lần 3.

Cây mit thái siêu sớm bắt đầu ra nụ sau khi phun tạo mầm lần 2

6. Phun tạo mầm lần 3

  • Sau 7 ngày phun tạo mầm lần 2. Đối những cây chưa ra nụ (cùi) thì nhà vườn tiến hành phun như lần 2

Chú ý:  giai đoạn phun tạo mầm thì nhà vườn phải xiết nước. Sau khoảng 1 tháng kể từ ngày rãi lân và phun tạo mầm thì cây mít sẽ bắt đầu xuất hiện nụ (cùi) lúc này nhà vườn có thể tưới nước và rải phân 20.20.15 để giúp cây tăng tỉ lệ đậu trái và nuôi nụ.

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận