CÔN TRÙNG – SÂU HẠI SẦU RIÊNG – BỌ CÁNH CỨNG

Cây sầu riêng

CÔN TRÙNG – SÂU HẠI SẦU RIÊNG – BỌ CÁNH CỨNG

Bọ cánh cứng hại Sầu Riêng

1. Thời điểm xuất hiện

Mùa nắng, nhiều nhất là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

Bọ cánh cứng

2. Đặc điểm

– Kích thước khá nhỏ

– Ban ngày thường ẩn nắp dưới đất, sáng sớm hoặc chiều tối mới di chuyển lên cây cắn phá.

Bọ cánh cứng thường ẩn nắp dưới đất

– Giảm sự quang hợp làm cây suy yếu, tạo vết thương hở điều kiện cho nấm – khuẩn tấn công vào.

Vết ăn phá của Bọ cánh cứng
Ban đêm sẽ di chuyển lên cây ăn phá nặng

3. Phòng ngừa

Phun thuốc ngừa định kì vào thời điểm dễ xuất hiện sâu hại.

Vết ăn phá của Bọ cánh cứng

4. Phòng trị

Kết hợp vừa phun lá vừa rãi gốc hoặc vừa phun lá vừa tưới gốc:

Phun lá:

– Hoạt chất thuốc: Chlopyrifos Ethyl, Cypermethrin, Fipronil, Imdachloprid…

– Thời điểm phun: phun buổi sáng sớm (5-6h) hoặc chiều tối

Rãi gốc:

– Hoạt chất thuốc: Fipronil, Carbosulfan, Diazinon…

Tưới gốc:

– Hoạt chất thuốc: Chlopyrifos Ethyl, Fipronil, Carbosulfan, Diazinon…

Bọ Cánh Cứng tấn công cả trên bông sầu riêng

Lưu ý:

– Đối với những vườn đang giai đoạn xổ nhụy nhưng bị bọ cánh cứng tấn công thì khi phun thuốc không phun trực tiếp vào bông, chỉ phun vào khoảng 4-5 điểm trên tán lá để xua đuổi bọ cánh cứng

– Những vườn sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục thường bị bọ cánh cứng ăn phá nhiều hơn vườn sử dụng phân hữu cơ công nghiệp

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận