Danh mục
ToggleKỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên được rất nhiều nhà vườn quan tâm. Do đây là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy đâu mới là cách chăm sóc sầu riêng ở Tây Nguyên đúng kỹ thuật? Hãy cùng AgriPlus tìm hiểu nhé.
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên
Phần lớn nhà vườn Tây Nguyên đều chọn cách trồng sầu riêng xen với cà phê. Do đó, cách chăm sóc sầu riêng ở tây nguyên có phần khác hơn so với chăm sóc sầu riêng ở Miền Tây. Sau đây là tổng quan về quá trình trồng sầu riêng ở Tây Nguyên:
Đất trồng
Chủ yếu đất đồi núi, chuyển từ đất trồng cà phê, tiêu, điều, cao su, đất rừng …
Chuẩn bị đất
Do quen cách trồng cà phê và do thiếu nước và gió lớn cho nên phổ biến đào hố sâu để trồng. Hiện tại do kiến thức và kinh nghiệm tốt nên thay đổi kỹ thuật trồng sầu riêng ở tây nguyên. Thông thường sẽ trồng bằng hoặc nổi cao hơn mặt đất.
- Đất bằng phẳng: đắp mô nhỏ cao 20 -40 cm.
- Đất đồi dốc: hạ cấp và trồng nổi.
Xử lý đất
Mô hình trồng sầu riêng tập trung xử lý ngừa mối, kiến, tuyến trùng và bọ cánh cứng ở khu vực trồng cây.
Giống cây
Thường trồng từ cây gốc nhớt hoặc cây ghép 2 năm.
Điều kiện bất lợi
Mưa liên tục từ ngày này qua ngày khác và kéo dài, thời điểm từ 6-12 dương lịch.
Gió bão, gió lớn gây gãy, đổ, rụng trái …
Mùa lạnh từ 12- 4 dương lịch.
Mùa vụ theo kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên
Mùa chính ( mùa thuận): tháng 12-6 dương lịch
Lưu ý: không làm mùa nghịch trừ một số vùng đặc biệt
Độ tuổi cây cho trái
Do kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc chưa tốt nên khoảng 4 năm là cây đủ sức cho trái bói. Và 5 năm là bắt đầu thu hoạch chính trong kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên.
Đặc điểm thu hoạch
Với sản lượng lớn nên trái thường thu hoạch đồng loạt khoảng 7-8 tuổi. Rất ít khi đợi chín rụng (10 tuổi) mới thu.
Cách chăm sóc sầu riêng ở Tây Nguyên
Phía trên là kỹ thuật trồng sầu mà AgriPlus giới thiệu đến bạn. Tiếp theo đó hãy tìm hiểu về cách chăm sóc sầu riêng ở Tây Nguyên phù hợp..
Cách tưới nước
Sầu riêng cần được tưới nước đều đặn để đảm bảo độ ẩm cho đất và cây. Bà con nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi nhiệt độ không quá cao. Khi cây đã lớn, cần chuyển sang tưới dọc theo hàng cây. Nhằm đảm bảo nước được cung cấp tới đầy đủ các gốc cây.
Cách bón phân theo kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên
Về phân bón, cây sầu riêng không đối khán với cây cà phê. Nhưng nhà vườn cũng nên tránh việc áp dụng chế độ bón phân cà phê để bón cho cây sầu riêng. Vì điều này sẽ ảnh hưởng khiến cây sầu riêng không đạt hiệu quả năng suất, chất lượng tối đa.
Một cây sầu riêng năng suất 200-250kg/cây thì nên áp dụng qui trình bón theo kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên như sau:
- Phân chuồng cần bón 100kg/cây sau thu hoạch. Nếu không có phân chuồng, có thể sử dụng phân bón hữu cơ sinh học hoặc vi sinh thay thế.
- Nếu dùng phân hữu cơ hoặc vi sinh thì lượng bón sẽ là 5-10kg/gốc/lần. Riêng phân khoáng thì tổng lượng phân khoáng cần bón cho cây là 10-12 kg/năm.
Cụ thể:
- Sau thu hoạch: bón Đầu Trâu AT1, lượng bón từ 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 – 2 lần).
- Trước ra hoa 1 – 2 tháng: bón Đầu Trâu AT2, lượng bón 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 – 2 lần).
- Sau đậu trái: bón Đầu Trâu AT3 lượng bón 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 lần khi vừa đậu trái).
Cách chăm sóc và kỹ thuạt trồng sầu riêng ở Tây Nguyên còn phụ thuộc vào mô hình trồng sầu riêng. Do đó để tìm được giải pháp hợp lý, bà con hãy liên hệ với chúng tôi. AgriPlus rất vui lòng hỗ trợ bà con sớm nhất.
Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn
- Địa chỉ: 67/20 đường Phó Cơ Điều, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Tư vấn kỹ thuật: 02703 823 587
- Tổng đài zalo: 0338854252
- Nhóm zalo: zalo.me/2514782582473185088
- Website: Agriplusvn.com
- Facebook: Agriplus
- Youtube: Agriplus
- Nhóm Kỹ Thuật: HỘI KỸ THUẬT SẦU RIÊNG – VIET NAM DURIAN GROUP