CÁCH ĐỂ CÂY SẦU RIÊNG SỐNG CHUNG VỚI GIÓ, BÃO

Cây sầu riêng

CÁCH ĐỂ CÂY SẦU RIÊNG SỐNG CHUNG VỚI GIÓ, BÃO

Cây Sầu Riêng bị đổ ngã do bão

1. Trồng cây chắn gió

Nếu nhà vườn đang có dự định trồng Sầu Riêng nhưng vườn nhà ở khu vực gió nhiều thì nhà vườn nên trồng thêm cây chắn gió.

Những loại cây có thể trồng chắn gió tốt như: cây Muồng, nếu nhà vườn nào có điều kiện tốt thì mua giống mít thái, mít siêu sớm… về trồng, vừa tác dụng chắn gió vừa có thể thu quả mang lại nguồn thu nhập cho nhà vườn.

Nhà vườn có thể trồng theo hướng gió hoặc trồng bao quanh vườn nếu vườn nhà bạn có hứng nhiều hướng gió.

Lưu ý: Trồng cây chắn gió thì không nuôi cành, mà chỉ nuôi thân, trồng sát nhau, khoảng cách 0,5 m /cây. Thiết kế trồng 2 hàng theo kiểu zíc zắc

Cây Sầu Riêng bị ảnh hưởng của gió bão

2. Tỉa cành tạo tán từ nhỏ  

Sầu riêng chỉ nên để 1 thân chính, tránh hiện tượng 2-3-4 …thân phụ (cành vượt).

Nguyên nhân là vì cây có nhiều thân phụ khi gặp mưa to, gió lớn … dễ bị TÉT ở vị trí giao với thân chính, gây ra tổn thương nặng nề cho cây và rất khó phục hồi.

Hiện tượng TÉT cành do không cắt tỉa cành vượt từ nhỏ

Trong khi những cây 1 thân chính và có toàn cành quả mọc ngang sẽ ít bị tác động của gió hơn, nếu có gãy thì có thể cắt phần gãy, chừa cành cụt vẫn cho trái bình thường.

Do đó, từ khi cây còn nhỏ nếu có nhiều cành vượt thì cần cắt tỉa – sửa cành vượt ngay từ ban đầu, tránh đáng tiếc về sau

Hiện tượng TÉT cành do không cắt tỉa cành vượt từ nhỏ

3. Cắt ngọn – hạn chế chiều cao cây

Tùy thuộc vùng gió ít hay gió nhiều , vườn nằm ở chân đồi, lưng chừng đồi hay đỉnh đồi mà để chiều cao cây phù hợp.

Nếu vườn ở giữa đồi trở lên đỉnh đồi thì cố gắng khống chế chiều cao trong khoảng 4m, cao quá sẽ dễ gẫy . Còn nằm dưới chân đồi hoặc vùng gió ít hơn thì có thể để khoảng 4,5 – 5 m rồi cắt ngọn.

4. Cố định (Neo/Chống) cành

Nguyên tắc trái bị rụng là do cành mang trái bị lay động mạnh quá, chứ thật ra gió khó có thể thổi trái đi được.

Để hạn chế việc đó nhà vườn cần  PHẢI GIỮ ĐƯỢC CÀNH MANG TRÁI CỐ ĐỊNH, có 2 cách:

– Thứ nhất : “Chằng dây” vào trong thân để giữ cành. Tuy nhiên, nếu gió quá mạnh, thân cây bị lay động thì cành và trái cũng bị lay động theo, không hạn chế được tình trạng tróc gốc, ngã đỗ cả cây.

– Thứ hai: dùng cây sắt để “Chống cành”, đầu còn lại chống xuống đất.

Nếu cành to mang nhiều trái thì cần dùng 2 cây sắt chống xéo theo 2 hướng đối nhau. Giúp giữ cành chắc chắn hơn, góp phần chống đỡ toàn cây, hạn chế lật đỗ, tróc gốc. Cách này nhiều nhà vườn đã áp dụng và cho thấy hiệu quả rất cao.

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

0 0 Các đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận