CÔN TRÙNG – SÂU HẠI SẦU RIÊNG. PHẦN 1: RẦY

Cây sầu riêng

CÔN TRÙNG – SÂU HẠI SẦU RIÊNG. PHẦN 1: RẦY

Rầy hại Sầu Riêng

1. Thời điểm xuất hiện

Xuất hiện xuyên suốt trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn (lá non, lá lụa, lá già). Nhưng phát triển mạnh và tấn công khi cây bắt đầu có đọt mới.

Cháy lá do rầy

2. Đặc điểm

 Vòng đời của rầy: trứng => rầy phấn (bắt đầu gây hại) => rầy xanh (gây hại nặng nhất).

– Rầy phấn (rầy phấn trắng): là ấu trùng của rầy khi còn nhỏ, sống cả mặt trên và mặt dưới lá non.

– Rầy xanh (rầy nhảy): là dạng trưởng thành của rầy, chủ yếu sống mặt dưới lá non và dưới cây cỏ.

Rầy phấn và rầy xanh

Đặc điểm gây hại: chích hút lá non và đọt non.

Cây rụng trụi lá non do rầy chích

+ Nhẹ thì làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

Lá bị nấm – khuẩn tấn công qua vết thương do rầy chích
Lá bị nấm – khuẩn tấn công qua vết thương do rầy chích

+ Nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh.

Cháy lá do rầy tấn công
Lá bị cháy, xoăn, biến dạng do rầy tấn công –> hay gọi “cháy rầy”

3. Cách phòng trị

– Thời điểm: Rầy tấn công từ khi lá còn chưa mở, đến khi lá đã thành thục thì rầy không “ăn” nữa => Phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển sang thành thục.

Lá mũi giáo – thời điểm bắt đầu phun thuốc rầy

– Các hoạt chất ĐẶC TRỊ rầy như:

+ Imidachloprid

+ Thiamethoxam

+ Acetamiprid

+ Thimamethoxam 25%

+ Imidaclorid 70%

+ Acetamiprid 30%

– Cách phun:

+Phun rầy cách nhau 5-7 ngày/lần mỗi khi cây có đọt non, mỗi lần phun sử dụng các gốc thuốc khác nhau để tránh rầy kháng thuốc.

+Phun ướt đều MẶT DƯỚI lá và phun lên đọt cây

Lưu ý:

– Rầy chỉ dùng thuốc TRỊ, không dùng thuốc sinh học để PHÒNG vì thời gian đợi thuốc tác dụng giết rầy chết thì vườn đã bị thiệt hại nghiêm trọng.

– Khi đã bị rầy tấn công thì không trị hay khắc phục được mà chỉ chăm sóc lại để cây ra đọt mới và dưỡng lại cơi sau.

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

4.4 5 Các đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận