CÔN TRÙNG – SÂU HẠI SẦU RIÊNG. PHẦN 4: MỌT ĐỤC THÂN CÀNH

Cây sầu riêng

CÔN TRÙNG – SÂU HẠI SẦU RIÊNG. PHẦN 4: MỌT ĐỤC THÂN CÀNH

Mọt đục cành Sầu Riêng

1. THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN

Thường xuất hiện vào mùa nắng, khô nóng

Phần thân – cành bị khô và chết từ vị trí mọt đục trở lên

2. ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG

Kích thước rất nhỏ, màu đen, tương tự như các loài mọt thường thấy trên hạt đậu hay gạo, nên những vết mọt đục rất bé và khó thấy

*Dấu hiệu nhận biết mọt

• Vùng vỏ cây bị mọt đục sẽ có màu khác với những vùng còn lại.

Phần da, vỏ cây ở chổ bị mọt đục có màu khác với vùng xung quanh

Nếu bị nặng, mọt đục vào lỗi, cắt đứt dòng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên trên, nên từ vị trí mọt đục trở lên sẽ bị khô cành và chết.

• Vết đục còn là đường dẫn cho các loại nấm như phytopthora xâm nhập và gây XÌ MŨ KHÔ.

3. PHÒNG NGỪA

Phun thuốc ngừa sâu mọt định kì vào thời điểm dễ xuất hiện mọt

4. PHÒNG TRỊ

– Dùng dao cạo sạch vết bị mọt đục chuyển màu.

– Quét thuốc đặc trị sâu mọt có hoạt chất LƯU DẪN, XÔNG HƠI, DIỆT CẢ TRỨNG như: Cypermethrin, Chloryphos Ethyl,.. vì lỗ đục nhỏ nên có thể dùng bông gòn tẳm thuốc và nhét vào lỗ mọt đục. Phun thuốc trừ sâu mọt toàn vườn (phun kỹ vào thân, cành).

– Kiểm tra nếu chỗ mọt đục đã bị xì mủ thì quét thuốc trị xì mủ (quy trình xử lý tham khảo ở bài viết xì mủ).

Những con vật nhỏ bé này nhưng có thể ảnh hưởng đến năng suất cả một mùa vụ của bạn đấy.

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

0 0 Các đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận