QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG

Cây sầu riêng

QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG

quản lý sâu bệnh hại trong giai đoạn nuôi trái sầu riêng

Để đảm bảo một mùa vụ thành công, việc quản lý sâu bệnh hại trong giai đoạn nuôi trái là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng AgriPlus tìm hiểu một số loại sâu bệnh phổ biến và cách phòng trị sâu bệnh tấn công gây hại trong giai đoạn nuôi trái:  

1. Sâu Đục Trái

Biểu hiện gây hại

– Sâu đục trái gây hại ở mọi giai đoạn trên trái sầu riêng.

– Những lỗ sâu đục đùn phân ra ngoài, vết thương tạo điều kiện cho nấm thối trái Phytophthora tấn công.

sâu bệnh hại sâu đục trái

Biện pháp phòng trị sâu đục trái

– Tỉa trái tạo độ thông thoáng và tiêu hủy trái bị sâu tấn công.

– Giai đoạn trái phun phòng ngừa sâu đục trái bằng các hoạt chất:  Abamectin, Emamectin,

– Kết hợp rãi gốc bằng thuốc có hoạt chất: Carbosulfan,…

2. Rệp Sáp

Biểu hiện gây hại

Rệp sáp tấn công mạnh giai đoạn sau xổ nhụy, trái non, rệp màu trắng đeo bám hút chất dinh dưỡng trái.

– Trên trái: làm teo tóp trái, trái bị biến dạng, lép hộc.

– Rệp sáp tấn công mạnh làm trái dễ rụng.

– Giai đoạn trái lớn rệp sáp tấn công tạo điều kiện nấm bồ hống tấn công làm mất phẩm chất trái.

sâu bệnh hại rệp sáp

Biện pháp phòng trị Rệp Sáp

– Phun thuốc đặc trị khi thấy rệp sáp xuất hiện gây hại trên trái.

– Hoạt chất đặc trị rệp sáp: Cypermethrin, Fenobucarb, Spirotetramat …

– Sử dụng dầu khoáng, bám dính hoặc nước rữa chén (50-70 ml cho 200 lít nước) để tăng hiệu quả phòng trị Rệp Sáp tấn công trên trái.

3. Thối Trái

Biển hiện gây hại

– Bệnh thối trái tấn công mạnh khi thời tiết ẩm độ cao, mưa, sương nhiều. Những vườn thiếu ánh sáng, ẩm độ cao là điều kiện thích hợp để nấm trái phát triển và tấn công.

– Vết bệnh là những đóm có màu nâu nhỏ sau đó lan rộng và có màu xám đen, xuất hiện những tơ nấm trên vết bệnh.

– Bệnh tấn công ở phần cuống trái, hông và đít trái. Thịt trái bị tấn công bị nhũng có mùi hôi chua.

sâu bệnh hại thối trái

Biện pháp phòng trị

– Sử dụng thuốc có hoạt chất: Difenoconazole + Propiconazole, Metalaxyl, Fosetyl aluminium.

– Phun luân phiên gốc thuốc để tăng hiệu quả trị bệnh Thối Trái.

– Những trái bị nặng mang đi tiêu hủy vì bệnh có tốc độ lây lan nhanh.

4. Phấn Trắng

Biển hiện gây hại

– Bệnh Phấn Trắng thường phát triển và tấn công mạnh khi thời tiết ẩm độ cao, mưa, sương nhiều,..

– Trái non bị tấn công có một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng.

– Giai đoạn trái lớn nấm tấn công làm cho gai trái bị khô và trái kém phát triển.

sâu bệnh hại phấn trắng

Biện pháp phòng trị

– Để ngăn chặn bệnh này, bạn có thể dùng thuốc có hoạt chất ngừa bệnh: Mancozeb, Hexaconazole,…

– Bệnh nặng sử dụng các hoạt chất phun trị bệnh: Defenoconazole, Propiconazole, Metalaxyl, Azoxystrobin + Difenoconazole , Azoxystrobin + Probiconazole, gốc đồng,…

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

0 0 Các đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận