TIÊU CHUẨN CHỌN GIỐNG CÂY BƯỞI

BÀI VIẾT KỸ THUẬT

TIÊU CHUẨN CHỌN GIỐNG CÂY BƯỞI

giống cây bưởi

Việc trồng cây là lâu dài (sau 3-4 năm trồng mới thu trái), đầu tư cả thời gian + công sức + tiền bạc + niềm tin hy vọng chờ đợi của các bạn. Chọn được giống tốt thì khi trồng cây không bị chết do yếu, ít bị sâu bệnh hại tấn công, sức sinh trưởng ổn định.

1.Giống cây bưởi nên chọn giống ghép hay giống chiết?

Cây giống chiết: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

– Ưu điểm:

  • Cây con giữ được những đặc tính của cây mẹ
  • Sinh trưởng, phát triển nhanh
  • Ra hoa, đậu quả sớm hơn so với cây ghép 1-1,5 năm
  • Bộ rễ là rễ chùm, ăn nổi trên bề mặt nên dễ chăm sóc, xử lý ra hoa và có thể trồng được ở nhiều nơi có tầng canh tác mỏng
  • Chất lượng trái vụ đầu tốt

– Nhược điểm:

+ Do đặc điểm rễ chùm, ăn cạn nên không phù hợp trồng ở địa hình cao, đất khô cằn, rễ dễ bị ảnh hưởng của tác động bên ngoài.

Cây giống bưởi chiết

Cây giống ghép: Nhân giống bằng phương pháp ghép gốc

– Ưu điểm:

  • Bộ rễ là rễ cọc đâm sâu xuống đất nên giữ cây không bị bật gốc và tìm kiếm chất dinh dưỡng nuôi cây.
  • Phù hợp trồng nơi địa hình cao, ít nguồn nước tưới.
  • Khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của môi trường như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.
  • Tán nhỏ nên có thể trồng nhiều cây trên một diện tích.

– Nhược điểm:

  • Do phần rễ cọc phát triển mạnh và ăn sâu xuống đất nên đòi hỏi tầng canh tác dày từ 1 – 1,2m.
  • Rễ ăn sâu nên cây dễ bị thiếu oxy, nấm bệnh tấn công gây thối rễ, vàng lá, cây kém phát triển
  • Khó khăn trong khâu chọn giống (nên chọn nơi uy tín, nhân giống từ cây đầu dòng, nắm được kỹ thuật chọn cây giống chuẩn)
  • Đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc, nếu không thì từ vụ đầu trái sẽ không đạt chất lượng, ngoại hình xấu, vỏ dầy, không ngon.
Cây giống bưởi ghép

TÓM LẠI: Nếu địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc thấp, quản lý được nguồn nước tốt các bạn nên chọn cây chiết có nhiều ưu thế vượt trội hơn. 

Nếu địa hình đồi dốc, khó quản lý nguồn nước bạn nên chọn cây ghép nhưng cũng cần kỹ thuật và sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn cây chiết thì mới cho hiệu quả kinh tế cao. 

2. Hướng dẫn cách chọn giống cây bưởi

2.1. Đối với cây giống ghép

  • Gốc ghép: phải thẳng, đường kính đạt chuẩn từ 0.8 – 1 cm, không bị nứt thân, xì mủ
  • Vết ghép: phải liền và tiếp hợp tốt
  • Thân cây: Thân thẳng, vững chắc, có chiều cao từ 60 – 80 cm (cây có 1 cơi lá)
  • Bộ lá: lá khỏe, xanh tốt, không có triệu chứng của bệnh (loét, ghẻ, chảy mủ, thán thư) và sâu hại (nhện, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rệp sáp), có kích thước và hình dạng đặc trưng của giống, số lá hiện diện đầy đủ.

2.2. Đối với cây giống chiết

  • Chiều cao cây giống (từ mặt bầu ươm đến ngọn): từ 1 m– 1.2 m
  • Cây có 1 thân và thân của cây chiết phải đạt chiều cao từ 60-80 cm
  • Lá: Xanh tốt, khỏe, không bị sâu bệnh
  • Sau khi chiết cây có từ 2-3 cơi đọt

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

0 0 Các đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận