BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Cây sầu riêng

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

1️. Nguyên nhân bệnh nấm hồng

Do nấm Corticium salmonicolor gây ra.

2. Điều kiện xuất hiện

– Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, vườn trồng mật độ dày, rậm rạp, có nhiều cỏ dại

– Thời tiết mây mù và mưa nhiều. Bệnh phát tán bởi nước mưa và gió, côn trùng.

– Cây suy yếu, sức đề kháng kém

– Đặc biệt xuất hiện nhiều ở giai đoạn trước và sau khi thu hoạch do cây đang suy yếu sau thời gian mang trái.

Bệnh thường xuất hiện ở chảng ba, cành nhỏ.

3. Triệu chứng bệnh nấm hồng

– Tấn công chủ yếu các cành non, chảng ba nhỏ gây tình trạng khô héo và chết cành. Ngoài ra, cây có thể gây mục 1 bên đối với cành lớn. Nấm hồng gây hại chủ yếu ở chảng ba là nhiều nhất, kế tiếp là cành non.

– Khi nấm tấn công sẽ tạo ra các sợi nấm màu trắng hồng bao phủ nhánh. Khi phần vỏ chết, sợi nấm sợi nấm trưởng thành và phát triển thành lớp mảng nâu đỏ.

– Thời tiết khô tạo ra mảng nấm màu nâu đỏ không định hình.

– Làm giảm sức sống, cây không được xanh tốt, giảm khả năng quang hợp

4. Phòng ngừa

– Mật độ trồng thích hợp, cắt tỉa cành nhánh thường xuyên, cỏ khu vực trong tán cần dọn sạch,… mục đích tạo độ thông thoáng cho cả vườn

– Chăm sóc cây tốt, tưới nước, bón phân đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng cho cây

Bộ lá khỏe, cây khỏe tăng sức đề kháng cho cây

5. Phòng trị

– Cành, nhánh bị nhiễm bệnh cần cắt bỏ và tiêu hủy

– Khi cây có dấu hiệu bệnh thì phun thuốc đặc trị có hoạt chất: gốc đồng, Hexaconazole, Validacin, Difenoconazole,…

– Cây bị nặng thì 5-7 ngày sau phun lại lần 2

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận