QUY TRÌNH PHỤC HỒI SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

Cây sầu riêng

QUY TRÌNH PHỤC HỒI SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với các nhà vườn. Việc này sẽ quyết định năng suất và chất lượng trái ở vụ mùa tiếp theo. Nếu bạn vẫn chưa biết cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch như thế nào cho đúng cách. Hãy tham khảo qua bài viết này của chúng tôi.

Đặc điểm cây sầu riêng sau thu hoạch

Tương tự các cây trồng khác, cây sầu riêng sau mỗi vụ thu hoạch cũng ít nhiều trở nên suy yếu. Lúc này, cây sẽ dễ rụng lá và bị sâu bệnh hại tấn công do đã tập trung chất dinh dưỡng để nuôi trái trong một thời gian dài.

Một số nguyên nhân bắt buộc phải phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, cây sầu riêng rất yếu và dễ bị sâu bệnh tấn công. Nếu không phục hồi cho cây, trong trường hợp xấu nhất, cây có thể bị suy kiệt dẫn đến chết cây. Ngoài ra, việc phục hồi sau thu hoạch cũng sẽ giúp kích thích cây ra đọt để nuôi hoa, trái cho vụ mùa tiếp theo. Đảm bảo năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch. 

 phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Quy trình phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Để cây sầu riêng có thể phát triển bền vững và cho năng suất cao. Sau mỗi vụ mùa, nhà vườn phải tiến hành các bước chăm sóc cho cây như tỉa cành, tưới nước, bón phân phục hồi rễ sầu riêng,… Dưới đây là các bước cụ thể trong quy trình phục hồi sầu riêng sau thu hoạch mà AgriPlus đã tổng hợp:

Tỉa cành

Sau khi thu hoạch, nhà vườn cần thực hiện tỉa cành để vườn trở nên thông thoáng, hạn chế khả năng phát triển của mầm bệnh. Ngoài ra, việc tỉa cành sẽ kích thích cây sầu riêng tập trung ra đọt. Giúp cây phục hồi khả năng sinh trưởng ở vụ tiếp theo. 

Nên tỉa bỏ những loại cành sau:

  • Cành sâu bệnh, cành khô, cành ốm yếu
  • Cành mọc thấp, cách mặt đất từ 60cm (tính từ gốc lên) để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.

Nhà vườn chú ý, không nên cắt những cành bơi và chùm ổ quạ. Nhất là đối với các cây suy thì tuyệt đối không được cắt chùm ổ quạ. Mục đích của những cành này là dùng để cung cấp dinh dưỡng nuôi những cành cho quả.

Sau khi cắt tỉa cành, nhà vườn cần tiến hành phun rửa vườn để phòng trừ nấm bệnh tồn động trên cây. Cần rửa kỹ để nấm bệnh không tấn công lên bông và trái của mùa vụ sau. 

Xới mô

Sau khi thu hoạch xong toàn vườn, cần tiến hành xới mô quanh các gốc cây sầu riêng để đất trở nên tơi xốp. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ rễ cũ và tái tạo rễ mới. Từ đó rễ cây sẽ được hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. 

Xử lý sâu bệnh hại

Thời điểm sau khi thu hoạch là lúc cây suy yếu và dễ bị sâu bệnh tấn công nhất. Do đó, phải sử dụng các loại thuốc phòng chống bệnh để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh gây hại. Nhà vườn cần tiến hành tưới thuốc dưới gốc cây liền ngay sau khi xới mô. Nếu để lâu sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh mới tấn công và nấm bệnh cũ lây lan nhiều hơn. 

Để phòng ngừa và loại bỏ nấm bệnh, nhà vườn có thể sử dụng thuốc trừ nấm bệnh gốc đồng, Mantaxyl hoặc Mancozeb,… Liều và cách pha chế của từng loại sẽ được ghi rõ trên bao bì của từng loại sản phẩm. 

Cách phun: Tưới thuốc đều từ phần gốc đến ra ngoài tán lá. Phun 1 lần nếu tình trạng cây khỏe và chỉ dùng để ngừa nấm bệnh. Nếu cây bị rong rêu hoặc tình trạng nấm bệnh nặng thì 7 ngày sau tiến hành phun lại lần 2.

Bón phân phục hồi rễ sầu riêng

Trước khi thu hoạch lần cuối cùng từ 7 – 10 ngày, nhà vườn cần thực hiện bón phân hữu cơ lai để giúp hồi phục cây. Đồng thời giúp cây duy trì sức khỏe ổn định, xanh tốt. 

Khi bón, nhà vườn nên chọn phân chuồng hoặc phân hữu cơ nông nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài như Bỉ, Hà Lan, Nhật, Úc để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Trong lúc bón có thể trộn chung phân hữu cơ với Humic để tăng hiệu quả. 

Lưu ý, giai đoạn này cây vẫn còn nuôi trái nên cần tránh tác động đến rễ. Chỉ rải phân đều trên bề mặt vào khu vực ⅓ – ⅔ tán cây. 

>> Xem thêm: CÁCH BÓN PHÂN SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG HIỆU QUẢ

Quản lý nước

Để nhanh chóng phục hồi sầu riêng sau thu hoạch, nhà vườn phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây. Cần chú ý sử dụng nguồn nước sạch và duy trì lượng nước ổn định ở độ sâu 60 – 80cm.

 phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Tiến hành làm cơi

  • Sau khi tưới thuốc bệnh từ 5 – 7 ngày: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân có đạm cao hoặc cân bằng như NPK (20-10-10; 16-16-16; 20-20-20). Nhằm để kích rễ mạnh.
  • Khi ra cơi đọt non: phun thuốc trừ rầy, vi lượng, Amino và phân bón lá bổ sung. Phun tổng cộng 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 – 7 ngày.

Sau đó, tiếp tục bón phân NPK có hàm lượng lân, đạm cao và chăm sóc cây theo quá trình chăm dưỡng bình thường.

Organic Gold –  Phục hồi rễ sầu riêng

Ở giai đoạn phục hồi sầu riêng sau thu hoạch, cần chú ý đến việc phục hồi rễ sầu riêng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của cây ở mùa vụ sau. Một trong những loại phân bón được nhiều nhà vườn lựa chọn ở giai đoạn này là Organic Gold. Đây là sản phẩm phân bón hữu cơ được nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan. Với hàm lượng chất hữu cơ cao lên đến 70%, mang đến hiệu quả tuyệt vời trong việc phục hồi rễ sầu riêng.

Để cây sầu riêng vừa phát triển ổn định vừa cho năng suất cao là điều không hề đơn giản. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình phục hồi sầu riêng sau thu hoạch.

————————————-
Nhà vườn có những khó khăn khi chăm sóc vườn của mình thì yên tâm liên hệ Agriplus, kỹ thuật cty sẽ xuống vườn và hướng dẫn chi tiết với cam kết:
1. Kỹ thuật thực tế hiệu quả – không lý thuyết
2. Kỹ Thuật tại nhiều địa phương giúp hiểu rõ từng vườn
3. Kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm thực tế
4. Kỹ thuật làm mẫu và hướng dẫn thực hành tại vườn
————————————-
Công Ty 𝗔𝗚𝗥𝗜𝗣𝗟𝗨𝗦® – Tư vấn kỹ thuật thực tế tại vườn số 1 Việt Nam
🏠: 67/20 đường Phó Cơ Điều, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
☎️ Điện thoại bàn: 02703 823 587
📞 Hotline: 0986909401
2 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận