Danh mục
ToggleGiai đoạn bón phân cho sầu riêng nuôi trái là giai đoạn quan trọng, quyết định đến chất lượng và năng suất của trái sầu riêng. Chăm sóc cây sầu riêng đúng cách không chỉ giúp tăng năng suất mà còn nâng cao chất lượng trái, mang lại hiệu của kinh tế cho nhà vườn.
>> Xem thêm: KINH NGHIỆM TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG MUSANG KING
Thời điểm và cách cắt tỉa sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Việc cắt tỉa cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái quyết định chất lượng và năng suất của trái. Cắt tỉa đúng cách giúp trái sầu riêng phát triển tốt và đạt chất lượng cao nhất.
Thời gian cắt tỉa:
- Lần 1: Diễn ra vào ngày thứ 15 sau khi hoa nở. Cắt bỏ những trái bị sâu, cong vẹo. Chỉ để lại từ 6 – 8 trái/chùm.
- Lần 2: Diễn ra sau lần 1 khoảng 15 ngày (thường vào ngày thứ 30 sau khi hoa nở). Nhà vườn cần cắt tỉa trái bị biến dạng, méo mó, có sâu bệnh. Chỉ giữ lại 3 – 4 trái/chùm.
- Lần 3: Diễn ra cách lần 2 khoảng 15 – 20 ngày (thường vào ngày thứ 45 – 50 sau khi hoa nở). Đây là thời điểm tỉa trái cuối cùng. Nhà vườn cần loại bỏ những trái có cuốn nhỏ, sâu bệnh, không cạnh tranh lại dinh dưỡng. Chỉ giữ lại những trái khỏe mạnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái khỏe.
Bón phân cho sầu riêng nuôi trái
Bón phân cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái là một trong những bước quan trọng để chăm sóc sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái. Bón phân hợp lý giúp cây phát triển, tỷ lệ đậu trái cao, cho ra trái tròn đều và ngon. Ri6 và Monthong là hai giống sầu riêng được trồng phổ biến ở Miền Tây. Tuy cùng là giống sầu riêng nhưng chúng lại cần có thời gian bón phân khác nhau.
Dưới đây sẽ là quy trình bón phân dành riêng cho sầu riêng Monthong và Ri6. Nhà vườn cần chú ý thời gian để bón chính xác cho cây.
Đối với giống sầu riêng Monthong
Quy trình bón phân cho sầu riêng nuôi trái dành cho giống sầu riêng Thái (Monthong):
- Giai đoạn 1 – Từ xổ nhụy đến trái 45 ngày: Vào giai đoạn này trái sầu riêng sẽ phát triển chậm. Kèm theo đó hiện tượng rụng trái sẽ xuất hiện. Lúc này nhà vườn nên ưu tiên bón các dòng phân bón NPK 3 số cân bằng hay các loại có hàm lượng kali cao như NPK 12-12-17 hoặc NPK 12-11-18.
- Giai đoạn 2 – Trái từ 45 đến 100 ngày tuổi: Đây là giai đoạn trái nhanh lớn nhất. Nhà vườn nên tập trung bón cho cây loại phân bón có hàm lượng 3 số cân bằng. Ngoài ra, nhà vườn cũng có thể sử dụng loại phân bón đạm cao chỉ 1 cử như: 20-20-15, 20-10-10,… để thúc trái lớn nhanh. Sau đó tiếp tục bón lại phân 3 số cho đến khi trái được 90 – 100 ngày.
- Giai đoạn 3 – Trái từ 100 ngày trở đi: Đây là giai đoạn quan trọng tạo nên chất lượng bên trong trái (lên cơm, độ ngọt,..). Nông dân nên ưu tiên bón các loại phân có hàm lượng kali cao như: 12-12-17, 12-11-18, 15-5-20.
Đối với giống sầu riêng Ri6
Sầu riêng Ri6 sẽ có thời gian thu hoạch sớm hơn Monthong. Thông thường sẽ dao động trong khoảng 80 – 90 ngày. Vì vậy thời gian bón phân cho Ri6 cũng rút ngắn lại, sớm hơn giống Monthong từ 10 – 15 ngày.
Quy trình bón phân cho sầu riêng nuôi trái dành cho giống sầu riêng Ri6:
- Giai đoạn bắt đầu chạy trái: Ưu tiên cung cấp NPK 3 số cân bằng.
- Giai đoạn 45 ngày tuổi: Vẫn tiếp tục cung cấp NPK 3 số cân bằng. Nhà vườn cũng có thể kết hợp thêm loại phân có độ đạm cao (lưu ý không bón 2 loại cùng thời điểm). Bổ sung phân chứa đạm cao có tác dụng giúp thúc trái lớn nhanh hiệu quả.
- Giai đoạn trái 70 ngày tuổi: Ưu tiên dùng các loại phân bón có hàm lượng kali cao để tăng chất lượng trái. Giúp tạo độ ngọt cho trái và giúp trái dày cơm.
Những lưu ý khi bón phân cho sầu riêng nuôi trái
- Không nên bón phân quá nhiều trong một lần, chia nhỏ lượng phân ra nhiều lần.
- Bón phân tùy theo tình trạng của cây mà gia giảm lượng phân phù hợp.
- Kết hợp bón phân lá với bón phân gốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thường xuyên kiểm tra độ ẩm và độ pH đất để điều chỉnh lượng phân bón phù hợp.
Chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn nuôi trái rất quan trọng. Quá trình này quyết định chất lượng và năng suất của trái sầu riêng. Hy vọng các thông tin mà Agriplus cung cấp, giúp các nhà vườn biết cách bón phân cho sầu riêng nuôi trái và đạt giá trị kinh tế cao.