Danh mục
ToggleRỆP SÁP
Rệp sáp là loại gây hại hầu hết các bộ phân trên cây mít như đọt non, trái non, trái và rễ. Gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển và làm mất giá trị của trái gây thiệt hại kinh tế đối với người dân trồng mít.
1. Thời điểm xuất hiện rệp sáp:
Rệp sáp gây hại quanh năm, gây hại nặng vào mùa khô.
Để nhận biết sớm rệp sáp, nhà vườn chú ý một số điểm sau:
+ Vườn xuất hiện kiến, đặc biệt là kiến hôi là vật trung gian lây lan rệp sáp
+ Xuất hiện nấm bồ hống trên cây
+ Chú ý quan sát dưới gốc, bởi rệp sáp chủ ẩn dưới gốc rất khó phát hiện
2. Đặc điểm hình thái
Rệp sáp có màu trắng do trên cơ thể được phủ đầy lớp sáp trắng và ở xung quanh mép rìa có nhiều tua trắng.
3. Đặc điểm gây hại
- Trên đọt non: Đọt non bị sựng lại, lá tóp lại, chậm phát triển. Bên cạnh đó, trên lá cũng xuất hiện những đốm đen là của nấm bồ hóng. Rệp sáp vốn di chuyển chậm chạm, để có thể di chuyển tấn công các bộ phận của cây thì phải nhờ anh Kiến.
- Trên trái: Đối với trái non, thường tấn công vào cuốn trái làm teo tóp cuốn trái, biến dạng trái, khả năng đậu trái kém.
- Đối với trái lớn, dù nhà vườn đã tiến hành bao trái nhưng rệp sáp vẫn tấn công được. Giai đoạn này khi trái bị tấn công, trái có dấu hiệu bị méo mó, chậm phát triển và nấm bồ hống xuất hiện nhiều làm trái mất vẻ mĩ quan, bán không được giá.
- Đối với rễ: Rệp sáp thường tấn công vào bộ rễ tơ của cây làm cây bị suy yếu, không phát triển được.
4. Biện pháp phòng ngừa
- Chú ý tưới dưới gốc thuốc phòng ngừa rệp sáp định kì do rệp sáp sống dưới rễ.
- Giai đoạn ra đọt non và trái non thì rệp sáp sẽ phát triển mạnh do đó cần tưới thuốc ngừa thường xuyên. Hoạt chất thuốc ngừa rệp sáp như: Chlopyrifos Ethyl, Chlopyrifos Ethyl + Cypermethrin, Fenobucarb, Spirotetramat …
- Nếu thấy trong vườn có kiến thì cần diệt kiến để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây và từ cây này sang cây khác. Đồng thời dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quanh gốc, vì đây là nơi trú ngụ của kiến.
- Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của rệp sáp.
5. Biện pháp phòng trị
Diệt đồng thời cả rệp và kiến:
– Kiến: Rãi hoặc tưới gốc các loại thuốc có hoạt chất như: Fipronil, Carbonsufan, thiamethoxam…
– Rệp sáp:
+ Tưới thuốc dưới gốc và phun lên cây các thuốc có hoạt chất ĐẶC TRỊ rầy như: Imidachloprid 70% hoặc Thiamethoxam 25% -30% hoặc Acetamiprid 30% ….
+ Khi sử dụng thuốc đặc trị rệp sáp nên kết hợp thêm với DẦU KHOÁNG hoặc CHẤT BÁM DÍNH hoặc NƯỚC RỬA CHÉN (với liều lượng 70ml pha cho 200 lít nước) để giúp tăng hiệu quả phòng trị.
6. Một số lưu ý khi phòng trị rệp sáp như sau
– Đất phải ẩm trước khi tưới thuốc trị rệp sáp
– Tưới nhiều và đủ lượng nước thuốc
– Khi rệp sáp sinh sản và có mật số nhiều thì chúng có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Do đó để diệt triệt để rệp sáp cần phải kiên trì bằng cách tưới hoặc phun xịt ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để diệt đến lớp rệp sáp cuối cùng.
RUỒI VÀNG HẠI MÍT
Trong giai đoạn mang trái, thường xuất hiện phổ biến là ruồi vàng đục trái mít, đây là một vật trung gian gây ra bệnh thối trái. Trong giai đoạn này, nhà vườn chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị ảnh hưởng đến năng suất của cả vườn mít.
1. Đặc điểm hình thái
Vòng đời ruồi vàng kéo dài 23 – 30 ngày, ruồi vàng gây hại từ giai đoạn sâu non. Thường hoạt động vào ban ngày, chủ yếu là sáng sớm hoặc chiều mát.
Vòng đời ruồi vàng: Trứng => sâu non = > Nhộng = > Trưởng thành
2. Đặc điểm gây hại
- Triệu chứng thể hiện trên trái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái, ngay nơi bị hại mềm nhũn, dòi tạo những lổ nhỏ trên trái và bún mình ra khỏi trái.
- Dòi gây hại tạo điều kiện các vi sinh vật khác bội nhiễm nên làm trái mau thối. Chẻ bên trong thịt trái bị thối hư. Dòi có khả năng bún mình rất xa. Trên một trái mít có rất nhiều con dòi.
3. Biện pháp phòng ngừa
- Vệ sinh vườn, thiêu hủy những trái bị bệnh.
- Tiền hành bao trái khi trái còn nhỏ. Việc này giúp nhà vườn hạn chế được 80 % ruồi vàng tấn công.
- Phun thuốc sâu định kỳ
4. Biện pháp phòng trị
- Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu
- Nếu phát hiện trái mít bị ruồi vàng gây hại cần tiến hành tiêu hủy, tránh lây lan.
- Sử dụng bẫy ruồi vàng có hoạt chất Methyl Eugenol hoặc protein thủy ngân. Bẫy ngay sau khi đậu trái được 2 – 3 tuần cho tới khi thu hoạch trước 1 tuần. Từ 7 – 10 ngày thay bả 1 lần.
Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn
- Địa chỉ: 67/20 đường Phó Cơ Điều, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Tư vấn kỹ thuật: 02703 823 587
- Tổng đài zalo: 0338854252
- Nhóm zalo: zalo.me/2514782582473185088
- Website: Agriplusvn.com
- Facebook: Agriplus
- Youtube: Agriplus
- Nhóm Kỹ Thuật: HỘI KỸ THUẬT SẦU RIÊNG – VIET NAM DURIAN GROUP