Danh mục
ToggleNấm Phytophthora được xem là loại nấm gây hại phổ biến trên cây sầu riêng, nặng có thể đẫn đến chết cây nếu không được cứu chửa kịp thời. Phòng trị bệnh hại do nấm phytophthora tấn công trên cây sầu riêng kịp thời để hạn chế ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Nấm Phytophthora là nấm gì:
Nấm Phytophthora là loại nấm ký sinh chuyên tính thuộc lớp Oomycetes thuộc họ Pythiacea, bộ Pernoporales.
Tấn công vào rễ, thân, cành, lá và quả trên cây sầu riêng. Tiết ra enzyme và độc tố giết chết tế bào chủ một cách nhanh chóng.
Môi trường trú ẩn của nấm Phytophthora:
Nấm Phytophthora thường tồn tại trong đất. Chúng có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện môi trường không thuận lợi.
Dễ dàng phát tán và lây lan nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi như: gió, mưa bão hay lũ lụt.
Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm bệnh phát tán nhanh trong vườn.
Các dụng cụ làm vườn, con người và côn trùng như mối, kiến. Nguồn cây giống cũng là những phương tiện góp phần làm lây lan và phát tán nguồn bệnh.
Các bệnh phổ biến do Nấm Phytophthora tấn công trên sầu riêng:
Bệnh vàng lá thối rễ:
Các đầu rễ non, rễ cám bị thối đen, phần vỏ rễ bị tuột.
Kiểm tra phần vỏ cây có màu đỏ cam đó là biểu hiện nấm Phytophthora tấn công làm thối rễ, hư rễ.
Khi rễ bị hư, cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng dẫn đến lá vàng, cây không đi đọt, lá rụng nhiều đến khi khô chết.
Bệnh nứt thân xì mũ:
Bệnh thường xuất hiện trên thân, rễ chính và cành chính, đặc biệt là những bộ phận gần mặt đất ẩm. Mầm bệnh sẽ từ đất, bám theo gió, nước,… lây lan dần đến phần thân cây phía trên, sau đó dần di chuyển xuống rễ.
Thăm vườn vào sáng sớm sẽ dễ nhận thấy vết bệnh nứt chảy nhựa nâu, dùng dao cạo sẽ thấy phần vỏ có màu đỏ cam.
Bệnh thối trái:
Vết bệnh ban đầu là những đốm màu nâu nhỏ. Sau đó lan rộng ra và có màu xám đen, xuất hiện những sợi tơ nấm trắng trên vết bệnh.
Bệnh thối trái nặng sẽ ăn sâu vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũng thối có mùi hôi chua đặc trưng.
Biện pháp để quản lý bệnh do nấm Phytophthora tấn công:
Biện pháp phòng ngừa tổng hợp:
- Bón bổ sung phân bón hữu cơ định kỳ để giúp đất tơi xốp, tăng pH của đất để hạn chế nấm bệnh tồn tại trong đất.
- Kiểm tra hệ thống thoáng nước, đào rãnh thoát nước, đảm bảo cây không bị ngập úng khi vào mùa mưa
- Vào mùa mưa, dọn sạch trong và ngoài gốc, cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng cho vườn.
- Tưới thuốc bệnh định kỳ, tưới 2 – 3 lần trong năm, vào thời điểm đầu hoặc cuối mùa mưa bằng các hoạt chất: Metalaxyl, Fosetyl Aluminium, Difenoconazole + Propiconazole,…
Lưu ý: ở giai đoạn mang trái nên dùng thuốc có tính mát và tuyệt đối không sử dụng hoạt chất Mancozeb để phòng trị nấm trên trái.
Biện pháp phòng trị:
- Đối với bệnh vàng lá thối rễ: Khi phát hiện bệnh thì tiến hành xới đất xung quanh mô, hạ mặt gốc, chiều dóc từ gốc ra ngoài. Sau đó tiến hành tưới thuốc bệnh với các hoạt chất: Fosetyl Aluminium, Metalaxyl, Difenoconazole + Propiconazole… Tưới liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.
- Đối với bệnh nứt thân-xì mủ: Tiến hành cạo sạch vết bệnh. Tiếp đó sử dụng thuốc bệnh với các hoạt chất: Fosetyl Aluminium, Metalaxyl, Difenoconazole + Propiconazole…pha sệt quét lên vết bệnh cho đến khi khô hẳn.
- Đối với bệnh thối trái: Khi phát hiện vết bệnh thì tiến hành cắt và loại bỏ ngay ra xa vườn. Sử dụng luân phiên thuốc chứa các hoạt chất: Difenoconazole + Propiconazole, Metalaxyl, Fosetyl Aluminium. Phun liên tiếp 2 lần, 3 lần mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.
Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho quý bà con. Agriplus xin chúc bạn bảo vệ vườn thành công khỏi các nấm bệnh trong mùa mưa.
Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn
-
- Địa chỉ: 67/20 đường Phó Cơ Điều, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Tư vấn kỹ thuật: 02703 823 587
- Tổng đài zalo: 0338854252
- Nhóm zalo: zalo.me/2514782582473185088
- Website: Agriplusvn.com
- Facebook: Agriplus
- Youtube: Agriplus
- Nhóm Kỹ Thuật: HỘI KỸ THUẬT SẦU RIÊNG – VIET NAM DURIAN GROUP