Danh mục
Toggle1. Thời Điểm Xuất Hiện:
Nhện xuất hiện và gây hại nặng khi gặp điều kiện thuận lợi là nóng và khô, do đó cần chú ý sự xuất hiện của nhện theo mùa như sau:
– Mùa nắng: xuất hiện liên tục do thời tiết nóng và khô. Nên cần phải phun ngừa định kì
– Mùa mưa: nhện chỉ xuất hiện vào những thời điểm ngắn, từ 2-3 ngày khi khí hậu nóng và khô (khi trời tạnh mưa và khô ráo), còn những ngày mưa ẩm thì nhện sẽ không xuất hiện
2. Đặc Điểm
a. Đặc điểm sinh thái
Nhện có kích thước rất nhỏ, vòng đời ngắn (khoảng 25-30 ngày), khả năng sinh sản cao. Do đó, nếu không phòng trị kịp thời thì nhện sẽ dễ bùng phát thành dịch trong thời gian ngắn.
b. Đặc điểm gây hại
– Gây hại trên nhiều bộ phận của cây, nhưng nhiều nhất là ở lá. Nhện tập trung chủ yếu ở lá lụa và lá già, bám ở cả mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu là ở mặt dưới, phần sát gân lá).
- Đầu tiên, nhện gây hại bằng cách chích hút dịch lá tạo nên các chấm nhỏ li ti màu bạc trên lá, khi bị nặng toàn bộ lá chuyển sang màu trắng bạc do lá mất hết diệp lục
- Do đó, lá bị gây hại sẽ quang hợp kém hoặc không quang hợp được, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng cho cây. Và khi cây bị mất cân bằng dinh dưỡng sẽ góp phần gây ra hiện tượng da lu, da cám trên trái.
– Trên trái: nhện thường sống tập trung ở những trái non, phần lõm của cuống trái hay đáy trái. Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì và làm vỡ tuyến tinh dầu trên trên vỏ trái, gây hiện tượng da lu, da cám.
3. Phòng Ngừa
- Luôn tưới nước đầy đủ để bộ lá đủ độ ẩm giúp hạn chế sự phát triển của nhện
- Khi gặp điều kiện khô hạn, nắng nóng… thì nên phun nước lên lá, do nhện thích sống ở môi trường khô ráo. Ngoài ra, việc phun nước sẽ giúp rửa trôi bớt nhện khi cây đã bị nhện gây hại
- Cắt tỉa cành, tạo tán cho vườn cây được thông thoáng để giảm bớt nơi trú ẩn của nhện
- Phun thuốc ngừa nhện định kì vào thời điểm dễ xuất hiện nhện bằng các hoạt chất như: Abamectin, Emamectin, Hexythiazox…
4. Phòng Trị
– Khi đã bị nhện tấn công thì cần sử dụng thuốc có hoạt chất ĐẶC TRỊ như: nhóm Sulfua, Diafenthiuron, Propagite, Fenpropathrin, Pyridapen, Fenpyroximate,…
Lưu ý:
- Đối với các cây rậm rạp cần cắt tỉa cành cho thông thoáng trước khi phun thuốc. Vì nhện thường trú ẩn ở những nơi kín đáo (mặt dưới lá, sát gân lá…), nếu cây rậm rạp thuốc sẽ khó phun đến được, dẫn đến việc phòng trừ không hiệu quả.
- Các thuốc trừ nhện khi kết hợp thêm dầu khoáng (hoặc xà bông, nước rửa chén) sẽ tăng độ bám dính của thuốc giúp đạt hiệu quả tốt hơn.
– Cách phun:
- Phun 2 lần cách nhau 4 – 5 ngày và luân phiên bằng các hoạt chất thuốc khác nhau. Không sử dụng 1 hoạt chất thuốc lặp lại liên tục sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc
- Khi phun lá thì phun toàn cây nhưng phun kỹ và chủ yếu vào mặt dưới lá
- Khi cây có bông đang nở hoặc trái non thì cần phun các hoạt chất thuốc có tính mát như Abamectin, Emamectin…để tránh ảnh hưởng đến bông và trái non
- Khi cây có trái thì chú ý cần phun ướt đều các mặt của trái hoặc chùm trái
- Khi xịt nên tăng áp lực nước mạnh một chút để tăng hiệu quả
Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn
-
- Địa chỉ: 67/20 đường Phó Cơ Điều, phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Tư vấn kỹ thuật: 02703 823 587
- Tổng đài zalo: 0338854252
- Nhóm zalo: zalo.me/2514782582473185088
- Website: Agriplusvn.com
- Facebook: Agriplus
- Youtube: Agriplus
- Nhóm Kỹ Thuật: HỘI KỸ THUẬT SẦU RIÊNG – VIET NAM DURIAN GROUP