XỬ LÝ CÂY SẦU RIÊNG KHI BỊ NGẬP ÚNG

Cây sầu riêng

XỬ LÝ CÂY SẦU RIÊNG KHI BỊ NGẬP ÚNG

Cây Sầu Riêng con bị ngập nặng

Trên 90% cây sầu riêng sẽ chết nếu bị ngập nước và chuyển sang úng (thời gian có thể 1 ngày, 2 ngày…nhanh chậm tùy vào kết cấu, tình trạng đất). Có 2 mức độ ngập

Ngập nặng: mực nước trong vườn dâng lên cao đến cổ rễ cây trồng hoặc quá thân. Ngày xưa tình trạng ngập chỉ xuất hiện ở khu vực đất đồng bằng, Miền Tây (do lũ về) hoặc đất vùng cao nhưng gần sông, hồ (ngập do mưa nhiều hoặc hồ thủy điện xả lũ).

Ngập nhẹ: khi lượng nước cung cấp cho đất quá nhiều và trong thời gian dài, ví dụ: mưa liên tục ở Tây Nguyên hoặc tưới liên tục không ngừng ở Miền Tây, hoặc những vườn có kết cấu đất dẽ chặt, khó thoát nước. 

Cây con bị ngập nặng
Cây Sầu Riêng con bị ngập nặng

1. CÁC BƯỚC XỬ LÝ CÂY SẦU RIÊNG KHI BỊ NGẬP ÚNG CHUNG:

Bước 1: Rút thoát nước nhanh nhất có thể bằng các biện pháp như:

– Đặt máy bơm để bơm nước liên tục ra ngoài, kết hợp xẻ hộc, khai rãnh thoát nước.

– Riêng khu vực đất cao (Tây Nguyên) có thể mở bồn, làm rãnh thoát nước, sửa đất xung quanh gốc theo hình “Mu Rùa”: thấp dần từ gốc ra ngoài.

Sửa đất theo hình "Mu Rùa" , hạn chế đọng nước trong gốc
Sửa đất theo hình “Mu Rùa” , hạn chế đọng nước trong gốc
Đường mương thoát nước giữa các liếp
Đường mương thoát nước giữa các liếp

Bước 2: Phá lớp váng bề mặt

Sau khi nước đã rút, phần bề mặt đất bị đóng váng không thoáng khí. Nếu lớp váng là lớp bùn dày thì dùng cuốc hoặc xẻng cào hết lớp váng ra ngoài, sau đó dùng chĩa 3 răng xơi nhẹ bề mặt đất giúp thoáng khí, giảm tình trạng ngộp rễ. 

Phạm vi: Toàn bộ khu vực trong tán (từ gốc ra đến hết tán)

Ngập úng tạo 1 lớp váng bề mặt đất khiến rễ bị thiếu oxy
Cây Sầu Riêng bị ngập úng tạo 1 lớp váng bề mặt đất khiến rễ bị thiếu oxy

Bước 3: Ngay lập tức tưới thuốc bệnh dưới gốc và bổ sung dinh dưỡng trên lá

– Dưới gốc:

+ Tưới thuốc có hoạt chất như: Matalaxyl, Matalaxyl + Mancozeb, Fosetyl Aluminium…

+ Cách tưới: tưới vào phần đất dưới tán cây, tưới 2 lần cách nhau 5 ngày

+ Liều lượng: Tùy từng cây mà tưới lượng nước thuốc khác nhau, nhưng cần phải đủ lượng. Ví dụ: cây 1 năm tuổi (chăm sóc chuẩn) thì tưới khoảng 5 lít/gốc, cây 3-4 năm: 15 lít/gốc, cây 6 năm: 20 lít/gốc…

Trên lá: bổ sung dinh dưỡng trên lá bằng phun: Amino + Vi Lượng

Bước 4: Kích rễ mới

Sau tưới thuốc bệnh 3 – 5 ngày thì kích rễ mới lại bằng Humic, phân bón hữu cơ. Có thể bón kèm thêm các dòng Lân cao để giúp rễ phát triển ổn định lại và tăng sức đề kháng cho cây.

 2. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ

– Khu vực miền Tây chú ý đê bao, lên liếp, làm mô cao, mặt mô cách mặt nước tối thiểu 1 m.

– Khu vực Tây Nguyên không trồng trong hố sâu như cà phê. tốt nhất nên trồng sao cho gốc hơi cao hơn mặt đất 1 chút. Nếu trồng sai cách vào thời điểm mùa mưa liên tục 10-15 ngày, kể những vùng cao, đất dốc vẫn sẽ thoát nước không kịp.

Cây Sầu Riêng được mở bồn và làm rãnh thoát nước
Cây Sầu Riêng được mở bồn và làm rãnh thoát nước
Cây Sầu riêng được mở bồn và làm rãnh thoát nước ở cây lớn
Cây được mở bồn và làm rãnh thoát nước ở cây lớn

– Xẻ rãnh: biện pháp nên áp dụng đối với tất cả các vùng đất kể cả miền Tây, miền Đông hay Tây Nguyên

Xẻ rảnh thoát trong vườn Sầu Riêng
Xẻ Rãnh giúp thoát nước tốt trong mùa mưa lũ ở Vườn Sầu Riêng

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận