Danh mục
ToggleCách bón phân sầu riêng mới trồng là một trong những kiến thức cơ bản nhà vườn cần phải nắm. Điều có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng của cây sau này. Cùng Agriplus tìm hiểu các kiến thức tổng quát về cách chăm sóc sầu riêng con mới trồng qua bài viết này nhé.
Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
Nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc sầu riêng con mới trồng sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Ở mỗi giai đoạn sẽ có cách bón phân sầu riêng mới trồng phù hợp. Đối với giai đoạn cây con mới trồng dưới 3 năm thì các chất dinh dưỡng cần thiết có thể kể đến như:
- Nitơ(N): Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thân, cành, lá, giúp cây xanh tốt và tăng cường sức đề kháng.
- Lân(P): Hỗ trợ phát triển bộ rễ khỏe, cấm sâu vào đất.
- Kali(K): Giúp cây tổng hợp protein, tăng cường sức đề kháng. Giúp cây tăng cường sức đề kháng, chống chịu hạn hán và sâu bệnh.
Các loại vi lượng cũng cần thiết cho cây sầu riêng như:
- Canxi(Ca): Tăng cường sức đề kháng, hạn chế nứt trái, giúp cây phát triển hệ thống rễ. Ta có thể nhận thấy cây thiếu Ca như lá bị xoắn lại, mép lá bị vàng úa, rụng lá non, thối rễ.
- Magie(Mg): Tham gia vào quá trình quang hợp, giúp cây tổng hợp protein, tăng cường sức đề kháng. Cây thiếu Magie sẽ có biểu hiện như lá vàng úa, khô, cành nhánh phát triển kém.
- Kẽm(Zn): Kích thích sinh trưởng, tăng cường sức đề kháng, giúp cây ra hoa đều, đậu trái nhiều. Những dấu hiệu cho thấy cây còi cọc, phát triển kém, lá nhỏ, vàng úa, rụng lá non.
- Bo(B): Giúp cây ra hoa, đậu trái, tăng cường khả năng thụ phấn.
Xác định loại phân bón cho sầu riêng mới trồng
Cách bón phân sầu riêng mới trồng bằng phân hữu cơ
Phân hữu cơ có rất nhiều công dụng như làm chất đệm, ổn định độ chua của đất. Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu. Tạo môi trường cho vi sinh phát triển. Chi phí thấp. Tuy nhiên, vẫn có vài hạn chế như hiệu quả chậm, hàm lượng dưỡng chất không ổn định.
Cách bón phân sầu riêng mới trồng bằng phân vô cơ
Phân vô cơ có ưu điểm đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Hàm lượng dinh dưỡng cao và ổn định, dễ kiểm soát. Hạn chế của phân vô cơ là làm đất chua, cây hấp thụ kém khi sử dụng lâu ngày. Hạn chế vị sinh vật phát triển.
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con mới trồng
Trong quá trình chăm sóc sầu riêng con mới trồng có rất nhiều yếu tố cần phải quan tâm. Vậy cần làm gì để giúp sầu riêng mới trồng phát triển khỏe? Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé.
Chống nắng gió cho sầu riêng con
Những cây sầu riêng con có khả năng chống chọi khá yếu với tự nhiên. Vì vậy, rất cần các biện pháp che chắn để cây không bị ảnh hưởng.
Sử dụng các vật dụng để che nắng vào những ngày nắng gắt là biện pháp bắt buộc thực hiện. Những chiếc lá non còn mỏng nếu tiếp xúc dưới ánh nắng quá gắt, có thể dẫn đến cháy và khô lá.
Thêm vào đó, những cây sầu riêng non với bộ rễ chưa phát triển rất dễ bị ngã đổ và lung lay trước tác động của trời gió. Do đó cần phải có các biện pháp cố định cây trước tình trạng gió quá mạnh.
Tỉa cành, tạo dáng cho cây
Tỉa cành là kỹ thuật quan trọng giúp cây phát triển khỏe, tạo tán đều, tăng khả năng quang hợp. Khi cây đã phát triển nhiều cành lá thì đây là lúc nên thực hiện cắt tỉa cành. Các kỹ thuật tỉa cành cần quan tâm như sau:
- Định hình và tạo khung cho cây
- Cắt bỏ những cành vượt mọc không hợp lý.
- Loại bỏ những cành bị sâu bệnh.
- Cắt bỏ những cành tăm, yếu không có khả năng phát triển.
- Giữ khoảng cách giữa các tán đều nhau, giúp dễ dàng hấp thụ ánh nắng hơn.
- Nên cắt vào thời điểm râm mát, tránh cắt vào những thời điểm mưa to, nắng gắt.
Cách bón phân sầu riêng mới trồng
Cách bón phân sầu riêng mới trồng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố quan trọng cần phải kể đến như: loại đất, giống cây, điều kiện thổ nhưỡng, độ tuổi của cây,… Cách bón phân sầu riêng mới trồng được chia thành các bước như sau:
- Chuẩn bị phân: Phân chuồng là một trong những loại phân được ưu tiên sử dụng. Kết hợp với đó là sử dụng thêm phân NPK để cây có đủ chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu để cây phát triển. Bổ sung thêm các chất vi lượng như Ca, Mg,… để đảm bảo cây non được phát triển tốt nhất.
- Xác định liều lượng: Trong giai đoạn 45 ngày đầu tiên cây đang ra rễ non, vì vậy việc bón phân NPK vào thời điểm này có thể gây xót rễ. Sau 45 ngày có thể tiến hành sử dụng các loại phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Sử dụng một lượng phân nhỏ ban đầu để tránh gây áp lực cho cây non phát triển.
- Cách bón phân cho sầu riêng mới trồng: Đào một rãnh tròn cách gốc cây khoảng 15 – 20cm với độ sâu khoảng 10 – 15cm. Sau đó tiến hành rải một chén phân nhỏ đều vào rãnh rồi lấp đất lại.
- Tưới nước sau bón phân: Tưới một lượng nước nhỏ đều lên rãnh phân để phân tan giúp cây dễ hấp thu.
- Theo dõi hiện trạng của cây: Sau bón phân nếu thấy cây phát triển không tốt thì cần giảm liều lượng. Tránh tiếp tục bón với liều lượng ban đầu có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển cây, nhất là bộ rễ.
Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Phân vô cơ: Trong giai đoạn đầu nông dân có thể sử dụng phân bón NPK theo công thức 18-11-5. Thời gian bón trong khoảng 3 – 4 lần/năm với liều lượng 1,2 – 1,5kg/gốc.
- Hữu cơ: Ngoài các loại phân chuồng đã qua xử lý, nhà vườn có thể sử dụng phân Trùn Quế để bón cho cây con. Đây là loại phân vi sinh tự nhiên với vô cùng giàu dinh dưỡng và phù hợp với nhiều loại cây.
Quá trình chăm sóc sầu riêng con mới trồng là không hề đơn giản. Vì vậy, nhà vườn nên tham khảo ý kiến chuyên gia kỹ càng để xác định được cách làm hiệu quả. Đặc biệt là cách bón phân sầu riêng mới trồng đòi hỏi phải có sự quan sát và điều chỉnh hợp lý. Hy vọng bài viết đã cho nhà vườn cái nhìn tổng quát về cách chăm sóc cũng như cách bón phân sầu riêng mới trồng nhé.