MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MÍT-PHẦN1

Cây mít

MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MÍT-PHẦN1

mít thái siêu sớm

Những năm gần đây, cây mít cũng được xem một cây ăn trái hái ra tiền của người dân Miền Tây. Chính vì vậy mà mật độ trồng mít ngày càng tăng cao, được nhiều nhà vườn lựa để chuyển canh tác và thu lợi nhuận cao.

Do mật độ trồng tăng cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều sâu bệnh hại tấn công ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái.

SÂU ĐỤC THÂN

1. Đặc điểm hình thái:

Sâu đục thân được xem là đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây mít.

Ấu trùng trưởng thành có hình dạng giống như sâu nên được gọi là sâu đục thân dài khoảng 25 – 30mm. Màu vàng nhạt, tuổi lớn có màu vàng nâu.

2. Đặc điểm gây hại:

Sâu đục thân gây hại trên cành và thân cây. Bắt đầu gây hại từ giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng sau khi nở, trên các cành nhỏ thì sâu đục bên trong lõi cây, cành lớn sâu cạp bên ngoài vỏ, làm thành những đường hầm sát vỏ thân.

3. Cách nhận biết những chỗ sâu đục:

  • Có các bã mùn cưa màu nâu do sâu ăn phá rồi đùn ra, khi thăm vườn nên quan sát kỹ dưới gốc hoặc các ngách trên thân, cành.
  • Nếu vết sâu đục bị xì mũ thì vào buổi sáng sớm sẽ thấy những vết ướt đẫm nước trên thân cây (nhựa cây ứa ra), nếu thăm vườn buổi trưa thì những vết này đã khô lại không phát hiện được.
  • Có những lỗ tròn, nhỏ, xì mũ, bên ngoài có bã màu nâu

4. Biện pháp phòng trị:

  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm
  • Khi phát hiện vết đục sâu thì nhà vườn cần dùng dao khoét ngay lổ đục để bắt sâu hoặc nhộng nằm bên trong, sau đó dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu (nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi) nhét vào lổ đục. Sau khi nhét bông thuốc vào lổ đục trên cành hoặc thân, sau đó quét thuốc trừ sâu vào bằng các thuốc LƯU DẪN, XÔNG HƠI, DIỆT CẢ TRỨNG như: Cypermethrin, Chloryphos Ethyl,..

SÂU ĐỤC TRÁI

Đặc biệt trong giai đoạn mang trái, nhà vườn cần đặc biệt quan tâm đến loại sâu đục trái. Bởi nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái mít.

1. Đặc điểm hình thái

    • Thành trùng sâu đục trái: Con trưởng thành của loài sâu này có kích thước nhỏ, chiều dài sải cánh 14 – 20 mm, chiều dài thân 6 mm, màu nâu. Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm.
    • Ấu trùng sâu đục trái: Ấu trùng dài khoảng 10 – 22 mm, sâu non có màu hồng hoặc màu hồng tím, đầu nhỏ màu nâu đen, thân màu trắng ửng hồng. Mỗi đốt sống lưng có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ, mỗi có một đốm nhỏ màu nâu ở bên hông cơ thể, lổ thở màu đen.

2. Đặc điểm gây hại:

  • Sâu tấn từ khi trái non đến khi sắp chín. Sâu non mới nở đục ngay vào trái. Sâu đục vào trong trái và ăn phần thịt nằm dưới vỏ trái.
  • Sau khi đẩy sức, sâu chui ra ngoài trái kết phân khô thành kén và hóa nhộng bên trong kén.
  • Trái bị hại vẫn phát triển nhưng ngay vết đục thường bị thối, sau đó khô đi, làm giảm giá trị thương phẩm của trái.
  • Làm trái biến dạng với những u, sần nhiều hơn, quả rất to, xấu xí.

3. Biện pháp phòng trị:

  • Thăm vườn thường xuyên, tỉa cành thông thoáng trước khi làm trái.
  • Phát hiện trái bị sâu đục tấn công nhà vườn cần tiến hành tiêu hủy tránh lây lan.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có các hoạt chất sau để phòng trị như: Abamectin, Emamectin, Benzoate, Matrine, Fipronil, Alpha Cypermethrins, Dimethoate, …

NHỆN ĐỎ

Nhện đỏ là loại sâu hại tấn công gây hại chủ yếu trên lá. Chúng tấn công và phát triển mạnh nhất vào mùa khô. Được xem là mối nguy hại đối với cây mít bởi khi tấn công vào bộ lá làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

1. Đặc điểm hình thái:

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, vòng đời ngắn (khoảng 25 – 30 ngày), khả năng sinh sản cao. Do đó, nếu không phòng trừ kịp thời thì nhện đỏ sẽ bùng phát thành dịch trong thời gian ngắn.

2. Đặc điểm gây hại:

Nhện đỏ chủ yếu tấn công trên đọt non.

Nhà vườn quan sát thấy đọt non, có biểu hiện chum lại, lá co lại, chậm phát triển, có màu vàng nhạt. Khi bệnh xuất hiện nặng thì sẽ có màu hơi tím nhạt phía dưới lá.

3. Biện pháp phòng ngừa

  • Trồng mật độ cân đối, tỉa cành tạo độ thông thoáng cho vườn
  • Bón phân cân đối
  • Phun thuốc định kỳ để phòng trừ nhện hiệu quả

– Hoạt chất ngừa: Abamectin, Emamectin, Hexythiazox…

4. Biện pháp phòng trị:

– Cách kiểm tra: giũ nhẹ lá nghi ngờ bị nhện lên tờ giấy trắng, nếu thấy có những con vật nhỏ chuyển động thì đó là nhện.

– Hoạt chất thuốc ĐẶC TRỊ: nhóm Sulfua, Diafenthiuron, Propagite, Fenpropathrin, Pyridapen, Fenpyroximate,…

Cách phun:

+ Phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày bằng các gốc thuốc khác nhau.

+ Xịt nhện phải xịt chủ yếu ở mặt dưới của lá

+Khi xịt nên tăng áp lực nước mạnh một chút để tăng hiệu quả

Công Ty AgriPlus – Tư Vấn Kỹ Thuật Thực Tế Tại Vườn

0 0 Các đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Góp ý
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận