Danh mục
ToggleSau thu hoạch cây sầu riêng có thể bị suy yếu dẫn đến còi cọc, dễ bị sâu bệnh. Vì vậy việc phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch là vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để phục hồi sầu riêng bị suy? Có cách nào phục hồi thần tốc cho cây sầu riêng không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé.
Tại sao cần phục hồi cây sầu riêng
Sau khi thu hoạch cây sầu riêng có thể gặp nhiều vấn đề dẫn đến bị suy yếu. Vậy tại sao cần phục hồi cây sầu riêng?
- Tăng năng suất cây trồng: Phục hồi cây sầu riêng sẽ giúp cây đạt năng suất cao hơn trong vụ mùa tiếp theo. Tránh tình trạng cho ra kết quả không như mong đợi.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí phục hồi cây sẽ nhỏ hơn rất nhiều các chi phí điều trị bệnh cho cây.
Ngoài ra, nếu không phục hồi cây sầu riêng kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường.
- Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất quả: Cây sầu riêng bị suy có thể ảnh hưởng đến chất lượng quả của đợt tiếp theo. Khiến cây ra trái nhỏ, không đẹp mắt.
- Tăng khả năng nhiễm bệnh: Tình trạng cây bị suy khiến cây dễ bị tác động bởi sâu bệnh hơn. Điều này sẽ khiến nông dân tốn nhiều công sức trong việc tìm thuốc ngừa bệnh.
Nguyên nhân làm sầu riêng bị suy
Sầu riêng bị suy có thể do nhiều yếu tố. Đặc biệt là sau một mùa vụ đầy năng suất, khả năng sầu riêng bị suy là rất cao. Những nguyên nhân có thể kể đến như:
- Mất nhiều dinh dưỡng: Việc tập trung dinh dưỡng để nuôi trái dẫn đến cây thiếu chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận khác.
- Cây bị kiệt sức: Việc sử dụng các cách kích thích ra hoa đậu quả khiến cây bị kiệt sức. Sau khi thu hoạch cây có thể không đủ sức để tự phục hồi.
- Bị sâu bệnh tấn công: Sau thu hoạch tình trạng cây sẽ yếu hơn trước. Do đó đây là cơ hội để sâu bệnh tấn công và phát triển.
- Điều kiện môi trường không thuận lợi: Các nguyên nhân khách quan có thể kể đến như đất bạc màu, độ PH đất không ổn định, chế độ nước không phù hợp,…
Việc cần làm để phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch
Quá trình phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch cần phải được thực hiện kịp thời. Tránh để quá lâu dẫn đến tình trạng cây bị suy yếu trầm trọng. Các công việc phục hồi cây sầu riêng được tiến hành như sau:
Xới mô
Mục đích của việc xới mô là giúp đất tơi xốp và thông thoáng trở lại. Việc này còn giúp loại bỏ những phần rễ củ đã sừng hóa khiến cây không còn hấp thụ phân tốt như trước.
Tiến hành xới đất với độ sâu khoảng 5 – 10cm tính từ bề mặt. Khoảng cách so với gốc là khoảng ½ đến ⅔ tán cây sầu riêng.
Xử lý nấm bệnh
Việc xử lý nấm bệnh là một trong những bước quan trọng trong quá trình phục hồi cây sầu riêng. Quá trình này nên thực hiện sau khi xới mô vì những tổn thương ở rễ có thể dễ làm cây mang bệnh. Hơn nữa, sau khi ra trái sức đề kháng của cây còn yếu nên việc phòng ngừa sâu bệnh nên được ưu tiên.
Cần thực hiện rửa vườn kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các nấm bệnh có thể tấn công. Những loại thuốc trừ nấm, bệnh gốc đồng và côn trùng có thể sử dụng như Mataxy, Ridolmil, lân hai chiều, abamectin,…
Cách xử lý nấm bệnh trên cây sầu riêng: Sử dụng thuốc phun đều toàn thân cây, ở tất cả các ngách lá, cành và gốc. Nếu tình trạng cây gặp bệnh nặng thì nên phun thêm lần 2 vào 5 – 7 ngày sau.
Tỉa cành
Tỉa cành là bước không thể thiếu trong quá trình phục hồi cây sầu riêng. Sau thu hoạch cây sẽ dễ suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng. Việc tỉa cành giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển rễ, gốc và những cành quan trọng của cây. Việc này giúp cây ổn định dinh dưỡng và dễ dàng phục hồi.
Những điều cần thực hiện trong quá trình tỉa cành như:
- Cắt bỏ các nhánh già cỗi, các cành bị sâu bệnh, mọc chen chúc, cành vượt, đặc biệt là những cành không hấp thu được ánh sáng.
- Loại bỏ những cuốn trái còn nằm lại trên cây.
- Dọn dẹp sạch những cành đã tỉa trên mặt đất để tránh sâu bệnh.
- Sau khi tỉa cành cần dùng các loại keo liền sẹo bôi vào vết thương để ngăn nấm bệnh.
- Dùng vôi bột pha với nước, bôi xung quanh thân cây sầu riêng từ mặt đất lên 1m để hạn chế bệnh hại.
Bón phân phục hồi cây sầu riêng
Nhà vườn nên cân bằng giữa phân hữu cơ và vô cơ để bón cho cây. Phân hữu cơ nhà vườn có thể lựa chọn như phân chuồng hoai mục, phân trùn quế,… với liều lượng khoảng 3 – 4kg/gốc.
Phân hóa học thường được sử dụng là NPK với hàm lượng Nitơ và Lân phải cao hơn Kali kết hợp với TE để giúp cây phục hồi dinh dưỡng tốt nhất.
Kết hợp bón vôi cho cây để khử trùng cho cây cũng như giảm độ chua do phân hóa học.
Kết hợp thêm các chất kích thích ra rễ như Acid Humic, Acid Fulvic, Cytokinin cũng là cách vô cùng hữu hiệu để giúp cây hấp thu phân tốt hơn.
Quản lý nước
Việc quan sát và tưới nước hợp lý cho cây trong quá trình phục hồi sầu riêng bị suy là rất quan trọng. Cần tưới nước vừa đủ cho cây để đảm bảo vừa đủ lượng nước phát triển. Tạo hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng bị úng vào những thời điểm mưa nhiều. Việc này giúp việc phục hồi cây sầu riêng đạt hiệu quả cao, giúp tăng hấp thu và đề kháng.
Tiến hành làm cơi
Sau khi cây ra từ 2 đến 3 cơi đọt trước khi chuẩn bị ra hoa nông dân cần phun thuốc ngừa rầy. Tiếp đến là thực hiện phun phân bón lá để giúp mướt lá, mập đọt, đi đọt nhanh. Cần quan tâm chăm bón kỹ trong quá trình cây ra cơi đọt. Nhằm để lá phát triển tốt, lá có tác động rất lớn đến quá trình ra hoa và nuôi trái.
Nông dân cần tham khảo ý kiến chuyên gia kỹ càng để thực hiện phục hồi sầu riêng bị suy an toàn và hiệu quả. Để phục hồi thần tốc cho cây sầu riêng nhà vườn cần sử dụng thêm các hoạt chất bổ sung. Hoạt chất Foganic Gold giúp phục hồi bộ rễ nhanh, dễ hấp thu dinh dưỡng. Hy vọng nhà vườn đã nắm được kiến thức cơ bản trong việc phục hồi sầu riêng bị suy nhé.