Danh mục
ToggleRụng trái non là hiện tượng thường gặp trong quá trình canh tác sầu riêng. Tham khảo qua bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc sầu riêng trái non hiệu quả và tìm hiểu một số nguyên nhân sầu riêng rụng trái non.
Chăm sóc sầu riêng trái non
Chăm sóc cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái non là điều không hề đơn giản. Để cây sầu riêng cho quả năng suất cao và chất lượng tốt, cần thực hiện các biện pháp chăm sóc cây đúng cách và khoa học.
Quản lý nước tưới
Trong giai đoạn cây nuôi trái non, cần cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây để đảm bảo về năng suất và sự sinh trưởng của cây. Nếu trường hợp cây đang bị thiếu nước mà gặp phải những cơn mưa trái mùa đột ngột, cây sẽ bị sốc nước và rụng trái. Đây cũng chính là nguyên nhân sầu riêng rụng trái non khó kiểm soát. Vì vậy, cần tưới nước đầy đủ, đều đặn, duy trì độ ẩm cho đất từ 60 – 80%. Nên tưới cây vào buổi sáng.
Tỉa bớt quả sầu riêng non
Tỉa trái trên sầu riêng vào giai đoạn trái non là công việc quan trọng trong quá trình chăm sóc sầu riêng trái non. Việc này sẽ giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng quả. Đồng thời giúp tăng giá trị thương phẩm nông sản.
Thông thường, việc tỉa sầu riêng sẽ được chia thành 3 giai đoạn:
- Lần 1: Thường diễn ra vào ngày thứ 15 sau khi hoa nở. Cần tỉa bỏ những trái có cong vẹo trên chùm, để lại từ 6 – 8 trái/chùm.
- Lần 2: Thường diễn ra vào ngày thứ 30 sau khi hoa nở. Ở giai đoạn này, tiến hành tỉa bỏ những trái cong vẹo, dị dạng, cuốn nhỏ, sâu bệnh. Chỉ để lại 3 – 4 trái/chùm.
- Lần 3: Thường diễn ra vào ngày thứ 45 – 50 sau khi hoa nở. Lúc này, cần cắt tỉa những trái cuốn nhỏ, không cạnh tranh dinh dưỡng lại, sâu bệnh bênh chùm.
Phun phân Ultra Keo qua lá để dưỡng quả
Phân bón Ultra keo là giải pháp nhanh và kịp thời giúp hạn chế sầu riêng rụng trái non hiệu quả. Sản phẩm là dòng phân bón qua lá, là phương pháp hiệu quả trong việc bổ sung chất dinh dưỡng khẩn cấp cho cây. Ngoài ra còn giúp cây tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Từ đó giúp kích thích đậu trái, làm giảm tình trạng rụng trái non và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
Bón phân qua gốc
Nếu nguyên nhân sầu riêng rụng trái non là do thiếu dinh dưỡng, hãy bón phân cho chúng. Bón phân chính là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sầu riêng trái non. Tùy thuộc vào từng giống sầu riêng mà việc sử dụng loại phân bón nào, thời gian và số lần bón cũng sẽ khác nhau. Thông thường, sầu riêng Ri6 sẽ có thời gian thu hoạch khoảng 80 – 90 ngày sau khi nở hoa. Sớm hơn so với Monthong. Vì vậy, thời gian bón phân cho giống Ri6 cần sớm hơn giống Monthong từ 10 – 15 ngày.
Nên bón phân cho cây theo 3 giai đoạn sinh trưởng của trái. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn bắt đầu chạy trái: Cung cấp NPK cân bằng nhau để ổn định về chế độ dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng nuôi quả.
- Giai đoạn trái 45 tuổi đối với Ri 6 ( tương đương 60 ngày tuổi đối với Montghong): Cung cấp phân bón với độ đạm cao để thúc trái lớn nhanh. Hoặc vẫn có thể sử dụng NPK cân bằng nhau để nuôi dưỡng trái. Vào giai đoạn này bổ sung thêm hữu cơ bằng những dòng phân hữu cơ nhập khẩu trên thị trường để nuôi dưỡng cây. Hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của cây và trái.
- Giai đoạn trái 70 ngày đối với Ri 6 (tương đương 95 ngày tuổi đối với Monthong): Cung cấp hàm lượng Kali cao để trái có thể chuyển hóa nhanh lượng tinh bột. Giúp tăng chất lượng quả.
Phòng trừ sâu hại
Trong giai đoạn này, trái non sẽ chịu sự tấn công mạnh mẽ của các loại côn trùng gây hại. Vì vậy cần phải chủ động ngăn ngừa bằng cách phun thuốc trừ sâu, rệp sáp,… và phòng bệnh. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học để không gây ảnh hưởng trái non. Ngoài ra, cần xịt phòng các loại bệnh thường gặp như thối trái, đốm lá, cháy lá,… theo định kỳ.
Nguyên nhân sầu riêng bị rụng trái non
Quá trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Một trong những vấn đề thường gặp nhất đó là hiện tượng sầu riêng rụng trái non. Cùng AgriPlus tìm hiểu qua một vài nguyên nhân sầu riêng rụng trái non thường gặp nhất hiện nay.
Nguyên nhân sầu riêng rụng trái non do yếu tố sinh lý
Hiện tượng rụng trái sinh lý là cơ chế tự nhiên của các loại cây trồng nói chung. Khi lượng trái non đậu quá nhiều, cây sầu riêng sẽ tự động loại bỏ một số lượng quả phù hợp, tập trung chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng số lượng trái còn lại. Việc này sẽ giúp cây được khỏe mạnh và hạn chế tình trạng suy kiệt.
Có 3 đợt rụng sinh lý thường gặp trên cây sầu riêng:
- Lần 1: Giai đoạn sau xổ nhụy từ 3 – 7 ngày. Đây là giai đoạn rụng sinh lý mạnh nhất quyết định năng suất cho cả mùa vụ.
- Lần 2: Giai đoạn trái 15 – 20 ngày (cỡ trứng cút).
- Lần 3: Giai đoạn trái 30 – 35 ngày (cỡ trứng ngỗng).
Nguyên nhân sầu riêng rụng trái non do dinh dưỡng
Nguyên nhân sầu riêng rụng trái non thường gặp tiếp theo là do mất cân bằng dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi quả, cây cần nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Do đó, nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng, sự thiếu hụt diễn ra dẫn đến hiện tượng tự đào thải trên cây.
Nguyên nhân sầu riêng rụng trái non do mầm bệnh
Cây sầu riêng trong giai đoạn ra hoa và đậu quả non thường rất mẫn cảm, dễ bị côn trùng và mầm bệnh tấn công. Một số loại sâu bệnh dễ gặp là sâu đục trái (thân), bệnh thán thư, rệp sáp, nhện đỏ, thối rễ tuyến trùng,… Những loại sâu bệnh này sẽ khiến hoa và trái non bị rụng. Làm giảm năng suất cây trồng.
Nguyên nhân sầu riêng rụng trái non thời tiết bất lợi
Thời tiết bất lợi cũng là một trong những nguyên nhân sầu riêng rụng trái non. Nắng nóng kéo dài sau đó có mưa đột ngột là trường hợp thường thấy nhất đối với các vùng chuyên trồng sầu riêng. Điều này khiến cây không thích nghi kịp với điều kiện thời tiết. Dẫn đến hiện tượng rụng trái non.
Sau những đợt nắng nóng kéo dài thường xuất hiện những cơn mưa đột ngột. Nếu sầu riêng không được duy trì độ ẩm sẽ dễ bị sốc nước khi gặp mưa. Nếu trường hợp này xảy ra thì không có biện pháp nào để khắc phục. Vì vậy nhà vườn hãy luôn chú ý quản lý nước và độ ẩm cho cây như những gì Agriplus đã đề cập.
>> Xem thêm: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SẦU RIÊNG RỤNG TRÁI NON
Nhận biết các loại bệnh trong quá trình chăm sóc sầu riêng trái non
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, bất kỳ loại cây trồng nào cũng sẽ mắc phải sâu bệnh. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp và cách nhận biết các loại bệnh trong quá trình chăm sóc sầu riêng trái non.
Bệnh thối trái
Đây là căn bệnh thường gặp ở giai đoạn phát triển của trái sầu riêng. Nhất là vào mùa mưa. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là những đốm nâu đen nhỏ xuất hiện ở phần đít trái và hông trái. Sau đó lan rộng ra và ăn sâu vào bên trong thịt trái. Khiến trái bị hư và có mùi thối.
Bệnh mốc trắng
Quả sầu riêng khi mắc bệnh mốc trắng sẽ xuất hiện một lớp bột trắng ở bề mặt. Những quả non khi bị nấm tấn công sẽ bị nứt gai và chuyển thành màu nâu. Khi bệnh phát triển mạnh mẽ, chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây và gây rụng trái non.
Hi vọng với những chia sẻ ở phía trên, AgriPlus sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sầu riêng trái non hiệu quả cũng như hiểu thêm về các nguyên nhân sầu riêng rụng trái non. Tham khảo các bài viết khác từ AgriPlus để biết thêm nhiều kiến thức trồng sầu riêng bổ ích nhé.